Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

Habubank - Ngân hàng "vòi tiền" khi doanh nghiệp vay vốn?

Cụ thể, việc sáp nhập với SHB sẽ giúp hai ngân hàng sáp nhập tiến tới trở thành một định chế tài chính vững mạnh và thương hiệu cũng mạnh hơn; Habubank sẽ không còn nợ xấu.  hai ngân hàng sáp nhập có cơ hội để cùng điều hành một doanh nghiệp có quy mô lớn hơn và có sức cạnh tranh tốt hơn sau giai đoạn sáp nhập; mở rộng khả năng phát triển dịch vụ, đặc biệt là hoạt động bán lẻ do mạng lưới phân phối dịch vụ, thị phần lớn hơn; bổ sung lợi thế về quy mô trong phát triển kinh doanh, trong quản lý chi phí; những điểm mạnh của ngân hàng nhận sáp nhập sẽ hỗ trợ cho Habubank và ngược lại ngân hàng Habubank có nhiều điểm mạnh để hỗ trợ ngân hàng nhận sát nhập.
Ngoài ra, còn nhận được sự hỗ trợ và quan tâm của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình sáp nhập do việc sáp nhập nằm trong chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.


Nếu tiến hành sáp nhập thành công, theo ngân hàng Habubank kế hoạch này sẽ tạo ra một định chế tài chính có khả năng tồn tại và phát triển. Định chế này có vốn điều lệ khoảng gần 9.000 tỷ đồng và quy mô tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng, hoạt động khắp các tỉnh thành lớn trong cả nước; có số lượng khoảng 500.000 khách hàng; khoảng 5.000 nhân viên; có các công ty con, có khả năng cung cấp các hoạt động hỗ trợ, gia tăng lợi ích cho khách hàng và tăng thu nhập ngoài lãi cho ngân hàng; có địa bàn hoạt động trong khu vực Đông Dương với các chi nhánh tại Lào và Campuchia; có sự hậu thuẫn mạnh mẽ và có các khách hàng hoạt động trong những lĩnh vực cốt lõi cho sự phát triển của nền kinh tế như: than, khoáng sản, cây công nghiệp (cao su), phát triển hạ tầng và một lực lượng đông đảo các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong các ngành kinh tế khác nhau; có khả năng cung cấp các dịch vụ hiệu quả và an toàn cho một khối lượng lớn các khách hàng cá nhân...
 
Vì mối quan hệ cộng sinh, nhiều doanh nghiệp không dám tố, nhưng bị “đường cùng” đã có doanh nghiệp hé lộ chuyện “lót tay”. Sự việc tại Chi nhánh Bắc Giang – Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là một trong nhiều ví dụ.

Khoản chi không tên


Chuyện một số cá nhân của ngân hàng vòi vĩnh đòi “lót tay” khi doanh nghiệp đến vay vốn không phải là mới. Tuy nhiên, gần đây khá nhiều doanh nghiệp tiếp tục than phiền hiện tượng này.

Trong khi doanh nghiệp đang phải đối đầu với tình hình hoạt động sản xuất đình trệ, hàng tồn kho cao, cung giảm, đặc biệt là tín dụng cũng đang thắt chặt, thì doanh nghiệp lại phải ấm ức với nỗi niềm khó tỏ cùng ai khi phải mất thêm những khoản tiền “lót tay” để vay được vốn.

Mới đây, giám đốc một doanh nghiệp đã từng thổ lộ, công ty cần vay một khoản tiền tỷ để đầu tư sản xuất kinh doanh, với hồ sơ vay vốn đáp ứng đủ mọi điều kiện mà ngân hàng đưa ra. Tuy nhiên, thay vì được vay với lãi suất đang được Ngân hàng Nhà nước công bố thì doanh nghiệp vẫn phải vay với lãi suất là 19%/năm.

Thậm chí, nhân viên của ngân hàng này còn tỏ thái độ “này nọ” để doanh nghiệp phải có khoản tiền bồi dưỡng cám ơn.

Rất bức xúc nhưng vì “miếng cơm manh áo” trong thời buổi đói vốn hàng loạt, vị giám đốc này phải chấp nhận trong ấm ức. “ Lãi suất đầu vào đang chỉ có 9%/năm, vậy mà ngân hàng cho doanh nghiệp vay với lãi suất 19%/năm. Hưởng chênh lệch tới 10% là quá lớn, doanh nghiệp có kiếm được tiền thì cũng chả còn lãi là bao, vì chi phí đi vay (cả khoản trên giấy tờ lẫn khoản “lót tay” chả ai biết) quá lớn…” vị giám đốc than thở.

Cũng vì mối quan hệ cộng sinh với ngân hàng, "sống chết cũng phải có nhau",  nên vị giám đốc này xin được không đưa công khai tên ngân hàng đã gây khó dễ cho doanh nghiệp.

Đề cập đến vấn đề này, một cán bộ thuộc ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cho biết, mỗi ngân hàng đều có điều kiện vay vốn khác nhau phù hợp với thực lực của ngân hàng đó và mức lãi suất cho doanh nghiệp vay cũng dựa trên độ mạnh yếu của ngân hàng. Dù NHNN có khuyến khích các ngân hàng cho doanh nghiệp vay với lãi suất thấp, nhưng nếu ngân hàng yếu thanh khoản, nợ xấu quá lớn thì khó đáp ứng được.

Đối với việc vòi vĩnh đòi chi “lót tay”, cán bộ một ngân hàng khác khẳng định, nếu không có bằng chứng cụ thể thì khó xác minh được.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét