Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

Habubank - Ngân hàng "vòi tiền" khi doanh nghiệp vay vốn?

Cụ thể, việc sáp nhập với SHB sẽ giúp hai ngân hàng sáp nhập tiến tới trở thành một định chế tài chính vững mạnh và thương hiệu cũng mạnh hơn; Habubank sẽ không còn nợ xấu.  hai ngân hàng sáp nhập có cơ hội để cùng điều hành một doanh nghiệp có quy mô lớn hơn và có sức cạnh tranh tốt hơn sau giai đoạn sáp nhập; mở rộng khả năng phát triển dịch vụ, đặc biệt là hoạt động bán lẻ do mạng lưới phân phối dịch vụ, thị phần lớn hơn; bổ sung lợi thế về quy mô trong phát triển kinh doanh, trong quản lý chi phí; những điểm mạnh của ngân hàng nhận sáp nhập sẽ hỗ trợ cho Habubank và ngược lại ngân hàng Habubank có nhiều điểm mạnh để hỗ trợ ngân hàng nhận sát nhập.
Ngoài ra, còn nhận được sự hỗ trợ và quan tâm của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình sáp nhập do việc sáp nhập nằm trong chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.


Nếu tiến hành sáp nhập thành công, theo ngân hàng Habubank kế hoạch này sẽ tạo ra một định chế tài chính có khả năng tồn tại và phát triển. Định chế này có vốn điều lệ khoảng gần 9.000 tỷ đồng và quy mô tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng, hoạt động khắp các tỉnh thành lớn trong cả nước; có số lượng khoảng 500.000 khách hàng; khoảng 5.000 nhân viên; có các công ty con, có khả năng cung cấp các hoạt động hỗ trợ, gia tăng lợi ích cho khách hàng và tăng thu nhập ngoài lãi cho ngân hàng; có địa bàn hoạt động trong khu vực Đông Dương với các chi nhánh tại Lào và Campuchia; có sự hậu thuẫn mạnh mẽ và có các khách hàng hoạt động trong những lĩnh vực cốt lõi cho sự phát triển của nền kinh tế như: than, khoáng sản, cây công nghiệp (cao su), phát triển hạ tầng và một lực lượng đông đảo các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong các ngành kinh tế khác nhau; có khả năng cung cấp các dịch vụ hiệu quả và an toàn cho một khối lượng lớn các khách hàng cá nhân...
 
Vì mối quan hệ cộng sinh, nhiều doanh nghiệp không dám tố, nhưng bị “đường cùng” đã có doanh nghiệp hé lộ chuyện “lót tay”. Sự việc tại Chi nhánh Bắc Giang – Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là một trong nhiều ví dụ.

Khoản chi không tên


Chuyện một số cá nhân của ngân hàng vòi vĩnh đòi “lót tay” khi doanh nghiệp đến vay vốn không phải là mới. Tuy nhiên, gần đây khá nhiều doanh nghiệp tiếp tục than phiền hiện tượng này.

Trong khi doanh nghiệp đang phải đối đầu với tình hình hoạt động sản xuất đình trệ, hàng tồn kho cao, cung giảm, đặc biệt là tín dụng cũng đang thắt chặt, thì doanh nghiệp lại phải ấm ức với nỗi niềm khó tỏ cùng ai khi phải mất thêm những khoản tiền “lót tay” để vay được vốn.

Mới đây, giám đốc một doanh nghiệp đã từng thổ lộ, công ty cần vay một khoản tiền tỷ để đầu tư sản xuất kinh doanh, với hồ sơ vay vốn đáp ứng đủ mọi điều kiện mà ngân hàng đưa ra. Tuy nhiên, thay vì được vay với lãi suất đang được Ngân hàng Nhà nước công bố thì doanh nghiệp vẫn phải vay với lãi suất là 19%/năm.

Thậm chí, nhân viên của ngân hàng này còn tỏ thái độ “này nọ” để doanh nghiệp phải có khoản tiền bồi dưỡng cám ơn.

Rất bức xúc nhưng vì “miếng cơm manh áo” trong thời buổi đói vốn hàng loạt, vị giám đốc này phải chấp nhận trong ấm ức. “ Lãi suất đầu vào đang chỉ có 9%/năm, vậy mà ngân hàng cho doanh nghiệp vay với lãi suất 19%/năm. Hưởng chênh lệch tới 10% là quá lớn, doanh nghiệp có kiếm được tiền thì cũng chả còn lãi là bao, vì chi phí đi vay (cả khoản trên giấy tờ lẫn khoản “lót tay” chả ai biết) quá lớn…” vị giám đốc than thở.

Cũng vì mối quan hệ cộng sinh với ngân hàng, "sống chết cũng phải có nhau",  nên vị giám đốc này xin được không đưa công khai tên ngân hàng đã gây khó dễ cho doanh nghiệp.

Đề cập đến vấn đề này, một cán bộ thuộc ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cho biết, mỗi ngân hàng đều có điều kiện vay vốn khác nhau phù hợp với thực lực của ngân hàng đó và mức lãi suất cho doanh nghiệp vay cũng dựa trên độ mạnh yếu của ngân hàng. Dù NHNN có khuyến khích các ngân hàng cho doanh nghiệp vay với lãi suất thấp, nhưng nếu ngân hàng yếu thanh khoản, nợ xấu quá lớn thì khó đáp ứng được.

Đối với việc vòi vĩnh đòi chi “lót tay”, cán bộ một ngân hàng khác khẳng định, nếu không có bằng chứng cụ thể thì khó xác minh được.

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

BIDV thông báo về việc đăng ký và lưu ký cổ phiếu

Ngày 30/07/2012, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán số 18/2012/GCNCP-VSD và cấp mã chứng khoán cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). 


                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>


Để chuẩn bị cho việc niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh, BIDV thông báo việc đăng ký và lưu ký cổ phiếu của Ngân hàng như sau:
Tên chứng khoán: Cổ phiếu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Mã chứng khoán: BID
Loại chứng khoán: Cổ phiếu phổ thông
Mệnh giá chứng khoán: 10.000 đồng/cổ phiếu
Số lượng chứng khoán đăng ký: 2.301.170.542 cổ phiếu
Giá trị chứng khoán đăng ky: 23.011.705.420.000 đồng
Ngày bắt đầu nhận lưu ký: 31/07/2012
- BIDV đã phối hợp với Công ty CP Chứng khoán BIDV (BSC)  tổ chức lưu ký chứng khoán tập trung cho các cổ đông có đăng ký lưu ký tập trung.
- Cổ đông đã nhận Sổ Chứng nhận sở hữu cổ phần (Sổ cổ đông) và chưa thực hiện lưu ký chứng khoán, mang Sổ cổ đông và Giấy CMND đến làm thủ tục lưu ký tại các công ty chứng khoán nơi mở tài khoản.
- Cổ đông chưa nhận Sổ cổ đông hoặc muốn thay đổi thông tin, liên hệ với BSC theo địa chỉ sau:
Tại Hà Nội: Chị Nguyễn Ngọc Anh - Phòng Dịch vụ Chứng khoán; Địa chỉ: Tầng 1, tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: (04) 3935-2722 ext 123          
Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Chị Phạm Hồng Thủy - Phòng Dịch vụ Chứng khoán; Địa chỉ: Lầu 9, số 146 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, TP Hồ Chí Minh; Điện thoại: (08) 3914-2950.  
Khi đến làm thủ tục nhận Sổ cổ đông, cổ đông mang theo Giấy CMND/Giấy ủy quyền hoặc các giấy tờ khác có liên quan xác minh quyền sở hữu cổ phần.

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

Lãi suất tiền gửi không thể giảm sâu

Lãi suất huy động dự kiến sẽ tiếp tục giảm, song không thể giảm sâu, bởi như vậy sẽ khó huy động do người dân không gửi tiết kiệm, mà đầu tư vào các kênh khác. 
 
                         <<  Ngân hàng Habubank tự tin xóa nợ  >>
 
Mặc dù trần lãi suất cho vay đã được đưa về mức dưới 15%/năm, đồng thời các ngân hàng đã triển khai tích cực việc giảm lãi suất khoản vay cũ và ưu đãi chi phí vay vốn cho khách hàng mới, nhưng theo nhiều doanh nhiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu, để ổn định và phát triển bền vững, thì lãi suất cho vay nên ở mức dưới 10%.
Chính vì thế, nhiều doanh nghiệp khuyến nghị nên khoanh nợ, giãn thuế giá trị gia tăng (VAT) cho doanh nghiệp có thành phẩm tốt, kích thích thị trường, đồng thời, lãi suất cho vay phải từng bước điều chỉnh giảm thêm. Lý do là, so với các thị trường khác trên thế giới, mặt bằng lãi suất cho vay của Việt Nam đang ở mức khá cao, nên làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước.
Điều này cũng đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình chia sẻ với các doanh nghiệp tại TP.HCM. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, đây cũng là mong muốn của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
“Nếu lạm phát năm nay dưới 7%, thì cuối năm, lãi suất huy động sẽ giảm xuống 8%. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, không thể giảm lãi suất huy động quá mạnh, vì người dân sẽ không gửi tiết kiệm, mà đầu tư vào các kênh khác. Như vậy, ngân hàng khó huy động để cho vay. Do đó, lãi suất đầu vào có thể sẽ giảm thêm chút nữa, song phải hết sức thận trọng”, ông Bình nhấn mạnh.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng cho rằng, giảm lãi suất huy động sẽ tạo điều kiện cho lãi suất cho vay giảm. Tuy nhiên, lúc này, chưa có điều kiện giảm ngay, vì một số ngân hàng thời gian qua đã huy động cao, nên chưa tiêu thụ hết vốn giá cao.
Theo đánh giá của một thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, có khả năng đưa lãi suất xuống 10%, nếu thực hiện tốt ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế ổn định lạm phát, nhưng ít nhất cũng phải sang năm tới. Lý do là, khi trần lãi suất huy động giảm sâu thì các kênh đầu tư khác trở nên hấp dẫn hơn đối với những người có tiền nhàn rỗi.
Trong đó, với giá bất động sản đã rất thấp hiện nay, có người sẽ nghĩ đến phương án rút tiền tiết kiệm để mua nhà, để chuyển sang đầu tư vào thị trường khác có lợi hơn, như thị trường ngoại tệ và vàng.
Vì thế, theo TS. Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, đến cuối năm nay, lạm phát có thể xuống 8%, song lãi suất huy động vốn ở mức 9% là phù hợp, không nên giảm thêm.
Thực tế, hiện tại, lãi suất huy động tại nhiều ngân hàng vẫn có tình trạng “xé” trần quy định. Các ngân hàng nhỏ thừa nhận, nâng chi phí huy động là tự sát, nhất là khi đầu ra không còn thuận lợi như trước đây, song do mức trần 9% được cào bằng và lợi thế thuộc về ngân hàng lớn, nên khó xóa được tình trạng vượt rào lãi suất ở nhà băng quy mô nhỏ.
Nhận định về hoạt động ngân hàng, Báo cáo về triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam của Standard Chartered vừa công bố cho rằng, lãi suất sẽ còn giảm thêm lần nữa trong năm nay.
Theo dự báo của Standard Chartered, GDP của Việt Nam sẽ tăng 5% trong năm 2012, thấp hơn so với mức dự đoán trước đó là 5,8%. Đồng thời, lạm phát tại Việt Nam đã hạ nhanh hơn dự đoán ban đầu và có thể sẽ hạ xuống mức bình quân 8,8%/tháng (so với mức cùng kỳ năm trước) trong năm 2012, từ mức bình quân 18,7%/tháng trong năm 2011. Vì thế, Standard Chartered cho rằng, lãi suất tái đầu tư cũng được dự đoán sẽ hạ từ mức 11% hiện nay xuống 9% vào cuối năm.

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Lãi suất và hàng tồn kho vẫn là nỗi lo lớn nhất của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã thế chấp các tài sản có để đi vay, đến giờ ngay cả giảm lãi suất thì doanh nghiệp cũng không có tài sản thế chấp.

Bài liên quan : <<  Ngân hàng habubank vượt qua khó khăn  >>
                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>
 
Mặc dù lãi suất đã và đang được giảm so với đầu năm 2012 nhưng theo ghi nhận của chúng tôi với một số doanh nghiệp thì cùng với hàng tồn kho thì lãi suất tiếp tục được xem là gánh nặng của doanh nghiệp trong thời gian tới.

Ông Trần Đức Thuấn – Giám đốc Công ty Sản Xuất Đồ gỗ Hưng Long
Cũng giống như nhiều doanh nghiệp khác, vốn và đầu ra của sản phẩm hiện đang là khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp chúng tôi đang gặp phải. 
3 năm qua các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã thế chấp các tài sản có để đi vay, đến giờ, ngay cả giảm lãi suất thì doanh nghiệp cũng không có tài sản thế chấp.
Trong khi hàng tồn kho hạ giá cũng không thể bán được để trả được nợ cũ và vay nợ mới. Nhu cầu mua hàng của thị trường gần như không có ngay cả khi giảm giá đến 50%.
Đặc biệt, đối với một sản phẩm gỗ như công ty chúng tôi đang sản xuất, từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm mất 3 tháng, thời gian tiêu thụ kéo dài 3 tháng, tổng cộng vòng đời sản phẩm là 6 tháng.
Sản phẩm đồ gỗ có đặc thù là giá trị sản phẩm dở dang rất lớn, do đó nếu không làm bây giờ thì cuối năm vào mùa bán hàng sẽ không sản xuất kịp, nếu làm bây giờ thì vốn không có.
Nếu cuối năm thị trường phục hồi vào cuối năm thì sẽ không có hàng để bán và thị trường phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Ông Nguyễn Văn Đực – Giám đốc công ty Địa Ốc Đất Lành
Hàng tồn kho chiếm 70% sinh mệnh doanh doanh nghiệp bất động sản, 30% còn lại là lãi suất. Vì vậy nếu lãi suất giảm 1% đến 2%, chúng tôi cũng mừng, nhưng cái mừng nhiều nhất là làm sao bán được sản phẩm.
Rất nhiều doanh nghiệp bất động sản đã bán dưới vốn khi giảm giá về 12 đến 13 triệu đồng/m2 căn hộ. Thậm chí nhiều doanh nghiệp đầu tư 00 đến 200 tỷ mà muốn thoát khỏi dự án phải bán.
Một dự án bất động sản từ mua đất, làm thủ tục, xây móng đã hết 3 đến 4 năm, phải mất thêm 3 năm nữa để hoàn thiện sản phẩm và tiêu thụ trên thị trường. Vòng đời của sản phẩm bất động sản rất lâu không phải muốn ngừng lại là được.
Vấn đề sống còn của doanh nghiệp bất động sản là làm ra sản phẩm xã hội phải tiêu thụ được, nếu sản phẩm không tiêu thụ được sẽ chết, bất kể doanh nghiệp lớn hay nhỏ.
Doanh nghiệp lớn, quy mô vốn hàng chục nghìn tỷ, nhưng nợ cũng hàng chục nghìn tỷ và hàng tồn kho hàng nghìn tỷ. Còn doanh nghiệp nhỏ vốn nhỏ, hàng trăm tỷ nhưng sản phẩm không tiêu thụ được thì sẽ chết như nhau.
Đầu tư bất động sản giống như lên lưng cọp rồi không thể dừng được như các doanh nghiệp khác.

Bà Phạm Chi Lan - Chuyên gia kinh tế
Đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa thì ngay cả ngân hàng có tuyên bố giảm lãi suất thì trên thực tế doanh nghiệp không thế tiếp cận được.
Tôi cho rằng, vấn đề đang đặt ra hiện nay là làm thế nào để doanh nghiệp tiếp cận với lãi suất giảm mới mà ngân hàng tuyên bố giảm.
Ngay cả những doanh nghiệp nhỏ và vừa làm những lĩnh vực tiêu dùng thông thường cũng đang rất bí về vay vốn ngân hàng chưa kể cái khó về đầu ra và tình trạng tăng giá nguyên liệu đầu vào. Mấy năm rồi, cả ba yếu tố trên đều gây ra khó khăn cho doanh nghiệp.
Hiện tại chúng ta mới tập trung chủ yếu vào khâu tín dụng, tuy nhiên tuyên bố chính sách này chưa thực sự đi vào doanh nghiệp.
Có thể nói bức tranh doanh nghiệp khó khăn vẫn còn đấy. Bằng chứng là 70% các doanh nghiệp mà ngành thuế đi điều tra mới đây hoạt động không có lãi hoặc thua lỗ. Đây là tình trạng đáng báo động với các doanh nghiệp nói chung chứ không riêng các công ty bất động sản.

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

First Commercial Bank Hà Nội tăng vốn lên 16 triệu USD

Ngày 27/7/2012, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản về việc chấp thuận việc tăng vốn được cấp cho Ngân hàng First Commercial Bank chi nhánh Hà Nội.
 
                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>
 
   Theo đó, Thống đốc NHNN chấp thuận đề nghị thay đổi mức vốn được cấp đối với Ngân hàng First Commercial Bank chi nhánh Hà Nội từ 15 triệu USD lên 16 triệu USD.
 
Được biết, tháng 9/2010, NHNN đã ban hành Giấy phép số 210/GP-NHNN cho phép Ngân hàng First Commercial Bank, có địa chỉ trụ sở chính tại Đài Loan mở chi nhánh tại thành phố Hà Nội với tên gọi là Ngân hàng First Commercial Bank, Ltd - Chi nhánh Hà Nội. Ngân hàng có địa chỉ giao dịch tại tầng 8, tòa nhà Charmvit Tower, số 117 Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội và có vốn được cấp là 15 triệu USD.
 
Chi nhánh có thời hạn hoạt động là 99 năm và được thực hiện các hoạt động của loại hình ngân hàng thương mại bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ, gồm huy động vốn; hoạt động tín dụng; dịch vụ thanh toán và ngân quỹ; và các hoạt động khác được nêu trong giấy phép.
 
Bên cạnh các hoạt động trên, chi nhánh này còn được thực hiện các nghiệp vụ khác của ngân hàng thương mại khi có nhu cầu và được NHNN chấp thuận bằng văn bản hoặc khi đã có văn bản quy phạm pháp luật quy định chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép thực hiện.
 
Tại TP. HCM , First Commercial Bank cũng có 1 chi nhánh với vốn được cấp là 40 triệu USD.
 

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Chưa siết chặt cho vay ngoại tệ

Chủ trương siết chặt cho vay ngoại tệ sau ngày 31/12/2012 có thể sẽ chưa thực hiện ngay nếu nền kinh tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng còn gặp nhiều khó khăn. 


                         <<  Ngân hàng Habubank tự tin xóa nợ  >>
 

Doanh nghiệp xuất khẩu kêu khó vì tỷ giá Trong khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) coi ổn định tỷ giá từ đầu năm tới nay là thành tích lớn, thì nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lại than vãn rằng, lợi nhuận từ tỷ giá không còn.
Ông Vũ Thanh Sơn, Tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) than thở: “Mấy năm nay, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn về thị trường, chi phí đầu vào tăng vọt, vì vậy, tiền lãi của chúng tôi chủ yếu trông chờ vào chênh lệch tỷ giá. Tuy nhiên, hiện nay, chính sách ổn định tỷ giá, tuy tốt cho ổn định nền kinh tế nói chung, nhưng doanh nghiệp xuất khẩu lại rất khó khăn”.
Tương tự, ông Đỗ Hà Nam, Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT Công ty Intimex, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cũng đề nghị: “Chúng tôi mong tỷ giá ổn định, song có sự điều chỉnh một chút theo hướng đi lên để doanh nghiệp xuất khẩu đảm bảo có lợi nhuận. Nếu NHNN ‘neo’ tỷ giá như hiện nay, doanh nghiệp xuất khẩu bị nước ngoài ép giá và sẽ phải quay lại ép giá nông dân”.
Theo các doanh nghiệp xuất khẩu, hiện nay, tiền Việt đang được định giá hơi cao so với USD, gây bất lợi cho xuất khẩu, nhất là trong bối cảnh xuất khẩu gặp khó khăn về thị trường, khiến hàng hoá Việt Nam giảm sức cạnh tranh với các nước khác. Do vậy, điều chỉnh tăng tỷ giá đang được nhiều doanh nghiệp kỳ vọng là yếu tố kích thích xuất khẩu trong bối cảnh khó khăn hiện nay.
Cũng liên quan đến ngoại tệ, một vấn đề nữa khiến nhiều doanh nghiệp lo lắng là, theo Thông tư 03/2012/TT-NHNN, sau ngày 31/12/2012, các ngân hàng sẽ siết chặt cho vay ngoại tệ. Theo đó, đối tượng vay ngoại tệ bị co hẹp rất nhiều so với trước và doanh nghiệp có nhu cầu về ngoại tệ sẽ phải mua, chứ không được vay như hiện nay.
Việc doanh nghiệp muốn tăng tỷ giá, “nới” đối tượng vay ngoại tệ không có gì là khó hiểu. Theo ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Ngân hàng Eximbank, hiện nay, lãi suất vay USD bình quân là 4,5%/năm, thấp hơn nhiều so với lãi suất vay VND (15%/năm). Hơn nữa, NHNN đã tuyên bố sẽ không để tỷ giá biến động quá 3% trong năm nay, có nghĩa là, vay bằng USD sẽ không bị rủi ro. Đây cũng chính là lý do từ đầu năm đến nay, tăng trưởng tín dụng của nhiều ngân hàng chủ yếu là tín dụng ngoại tệ.
Nhiều chuyên gia kinh tế cũng lý giải, ngoài lý do vay USD có lãi suất rẻ hơn vay VND, doanh nghiệp xuất khẩu còn muốn vay USD là để “ăn trên lưng ngân hàng”. Cụ thể, doanh nghiệp vay bằng USD, sau đó bán USD cho ngân hàng, lấy tiền đồng để kinh doanh hoặc gửi tiết kiệm, khi nào đối tác xuất khẩu thanh toán thì doanh nghiệp lại lấy nguồn USD này trả nợ ngân hàng.
Trong khi đó, phía ngân hàng cũng muốn đẩy mạnh cho vay USD, bởi trần lãi suất huy động USD hiện nay chỉ 2%/năm, khiến lợi nhuận từ cho vay ngoại tệ không nhỏ. Vì vậy, việc “nới” cửa vay ngoại tệ được cả doanh nghiệp xuất khẩu và ngân hàng trông đợi.