Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Lãi suất và hàng tồn kho vẫn là nỗi lo lớn nhất của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã thế chấp các tài sản có để đi vay, đến giờ ngay cả giảm lãi suất thì doanh nghiệp cũng không có tài sản thế chấp.

Bài liên quan : <<  Ngân hàng habubank vượt qua khó khăn  >>
                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>
 
Mặc dù lãi suất đã và đang được giảm so với đầu năm 2012 nhưng theo ghi nhận của chúng tôi với một số doanh nghiệp thì cùng với hàng tồn kho thì lãi suất tiếp tục được xem là gánh nặng của doanh nghiệp trong thời gian tới.

Ông Trần Đức Thuấn – Giám đốc Công ty Sản Xuất Đồ gỗ Hưng Long
Cũng giống như nhiều doanh nghiệp khác, vốn và đầu ra của sản phẩm hiện đang là khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp chúng tôi đang gặp phải. 
3 năm qua các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã thế chấp các tài sản có để đi vay, đến giờ, ngay cả giảm lãi suất thì doanh nghiệp cũng không có tài sản thế chấp.
Trong khi hàng tồn kho hạ giá cũng không thể bán được để trả được nợ cũ và vay nợ mới. Nhu cầu mua hàng của thị trường gần như không có ngay cả khi giảm giá đến 50%.
Đặc biệt, đối với một sản phẩm gỗ như công ty chúng tôi đang sản xuất, từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm mất 3 tháng, thời gian tiêu thụ kéo dài 3 tháng, tổng cộng vòng đời sản phẩm là 6 tháng.
Sản phẩm đồ gỗ có đặc thù là giá trị sản phẩm dở dang rất lớn, do đó nếu không làm bây giờ thì cuối năm vào mùa bán hàng sẽ không sản xuất kịp, nếu làm bây giờ thì vốn không có.
Nếu cuối năm thị trường phục hồi vào cuối năm thì sẽ không có hàng để bán và thị trường phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Ông Nguyễn Văn Đực – Giám đốc công ty Địa Ốc Đất Lành
Hàng tồn kho chiếm 70% sinh mệnh doanh doanh nghiệp bất động sản, 30% còn lại là lãi suất. Vì vậy nếu lãi suất giảm 1% đến 2%, chúng tôi cũng mừng, nhưng cái mừng nhiều nhất là làm sao bán được sản phẩm.
Rất nhiều doanh nghiệp bất động sản đã bán dưới vốn khi giảm giá về 12 đến 13 triệu đồng/m2 căn hộ. Thậm chí nhiều doanh nghiệp đầu tư 00 đến 200 tỷ mà muốn thoát khỏi dự án phải bán.
Một dự án bất động sản từ mua đất, làm thủ tục, xây móng đã hết 3 đến 4 năm, phải mất thêm 3 năm nữa để hoàn thiện sản phẩm và tiêu thụ trên thị trường. Vòng đời của sản phẩm bất động sản rất lâu không phải muốn ngừng lại là được.
Vấn đề sống còn của doanh nghiệp bất động sản là làm ra sản phẩm xã hội phải tiêu thụ được, nếu sản phẩm không tiêu thụ được sẽ chết, bất kể doanh nghiệp lớn hay nhỏ.
Doanh nghiệp lớn, quy mô vốn hàng chục nghìn tỷ, nhưng nợ cũng hàng chục nghìn tỷ và hàng tồn kho hàng nghìn tỷ. Còn doanh nghiệp nhỏ vốn nhỏ, hàng trăm tỷ nhưng sản phẩm không tiêu thụ được thì sẽ chết như nhau.
Đầu tư bất động sản giống như lên lưng cọp rồi không thể dừng được như các doanh nghiệp khác.

Bà Phạm Chi Lan - Chuyên gia kinh tế
Đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa thì ngay cả ngân hàng có tuyên bố giảm lãi suất thì trên thực tế doanh nghiệp không thế tiếp cận được.
Tôi cho rằng, vấn đề đang đặt ra hiện nay là làm thế nào để doanh nghiệp tiếp cận với lãi suất giảm mới mà ngân hàng tuyên bố giảm.
Ngay cả những doanh nghiệp nhỏ và vừa làm những lĩnh vực tiêu dùng thông thường cũng đang rất bí về vay vốn ngân hàng chưa kể cái khó về đầu ra và tình trạng tăng giá nguyên liệu đầu vào. Mấy năm rồi, cả ba yếu tố trên đều gây ra khó khăn cho doanh nghiệp.
Hiện tại chúng ta mới tập trung chủ yếu vào khâu tín dụng, tuy nhiên tuyên bố chính sách này chưa thực sự đi vào doanh nghiệp.
Có thể nói bức tranh doanh nghiệp khó khăn vẫn còn đấy. Bằng chứng là 70% các doanh nghiệp mà ngành thuế đi điều tra mới đây hoạt động không có lãi hoặc thua lỗ. Đây là tình trạng đáng báo động với các doanh nghiệp nói chung chứ không riêng các công ty bất động sản.

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

First Commercial Bank Hà Nội tăng vốn lên 16 triệu USD

Ngày 27/7/2012, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản về việc chấp thuận việc tăng vốn được cấp cho Ngân hàng First Commercial Bank chi nhánh Hà Nội.
 
                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>
 
   Theo đó, Thống đốc NHNN chấp thuận đề nghị thay đổi mức vốn được cấp đối với Ngân hàng First Commercial Bank chi nhánh Hà Nội từ 15 triệu USD lên 16 triệu USD.
 
Được biết, tháng 9/2010, NHNN đã ban hành Giấy phép số 210/GP-NHNN cho phép Ngân hàng First Commercial Bank, có địa chỉ trụ sở chính tại Đài Loan mở chi nhánh tại thành phố Hà Nội với tên gọi là Ngân hàng First Commercial Bank, Ltd - Chi nhánh Hà Nội. Ngân hàng có địa chỉ giao dịch tại tầng 8, tòa nhà Charmvit Tower, số 117 Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội và có vốn được cấp là 15 triệu USD.
 
Chi nhánh có thời hạn hoạt động là 99 năm và được thực hiện các hoạt động của loại hình ngân hàng thương mại bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ, gồm huy động vốn; hoạt động tín dụng; dịch vụ thanh toán và ngân quỹ; và các hoạt động khác được nêu trong giấy phép.
 
Bên cạnh các hoạt động trên, chi nhánh này còn được thực hiện các nghiệp vụ khác của ngân hàng thương mại khi có nhu cầu và được NHNN chấp thuận bằng văn bản hoặc khi đã có văn bản quy phạm pháp luật quy định chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép thực hiện.
 
Tại TP. HCM , First Commercial Bank cũng có 1 chi nhánh với vốn được cấp là 40 triệu USD.
 

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Chưa siết chặt cho vay ngoại tệ

Chủ trương siết chặt cho vay ngoại tệ sau ngày 31/12/2012 có thể sẽ chưa thực hiện ngay nếu nền kinh tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng còn gặp nhiều khó khăn. 


                         <<  Ngân hàng Habubank tự tin xóa nợ  >>
 

Doanh nghiệp xuất khẩu kêu khó vì tỷ giá Trong khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) coi ổn định tỷ giá từ đầu năm tới nay là thành tích lớn, thì nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lại than vãn rằng, lợi nhuận từ tỷ giá không còn.
Ông Vũ Thanh Sơn, Tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) than thở: “Mấy năm nay, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn về thị trường, chi phí đầu vào tăng vọt, vì vậy, tiền lãi của chúng tôi chủ yếu trông chờ vào chênh lệch tỷ giá. Tuy nhiên, hiện nay, chính sách ổn định tỷ giá, tuy tốt cho ổn định nền kinh tế nói chung, nhưng doanh nghiệp xuất khẩu lại rất khó khăn”.
Tương tự, ông Đỗ Hà Nam, Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT Công ty Intimex, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cũng đề nghị: “Chúng tôi mong tỷ giá ổn định, song có sự điều chỉnh một chút theo hướng đi lên để doanh nghiệp xuất khẩu đảm bảo có lợi nhuận. Nếu NHNN ‘neo’ tỷ giá như hiện nay, doanh nghiệp xuất khẩu bị nước ngoài ép giá và sẽ phải quay lại ép giá nông dân”.
Theo các doanh nghiệp xuất khẩu, hiện nay, tiền Việt đang được định giá hơi cao so với USD, gây bất lợi cho xuất khẩu, nhất là trong bối cảnh xuất khẩu gặp khó khăn về thị trường, khiến hàng hoá Việt Nam giảm sức cạnh tranh với các nước khác. Do vậy, điều chỉnh tăng tỷ giá đang được nhiều doanh nghiệp kỳ vọng là yếu tố kích thích xuất khẩu trong bối cảnh khó khăn hiện nay.
Cũng liên quan đến ngoại tệ, một vấn đề nữa khiến nhiều doanh nghiệp lo lắng là, theo Thông tư 03/2012/TT-NHNN, sau ngày 31/12/2012, các ngân hàng sẽ siết chặt cho vay ngoại tệ. Theo đó, đối tượng vay ngoại tệ bị co hẹp rất nhiều so với trước và doanh nghiệp có nhu cầu về ngoại tệ sẽ phải mua, chứ không được vay như hiện nay.
Việc doanh nghiệp muốn tăng tỷ giá, “nới” đối tượng vay ngoại tệ không có gì là khó hiểu. Theo ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Ngân hàng Eximbank, hiện nay, lãi suất vay USD bình quân là 4,5%/năm, thấp hơn nhiều so với lãi suất vay VND (15%/năm). Hơn nữa, NHNN đã tuyên bố sẽ không để tỷ giá biến động quá 3% trong năm nay, có nghĩa là, vay bằng USD sẽ không bị rủi ro. Đây cũng chính là lý do từ đầu năm đến nay, tăng trưởng tín dụng của nhiều ngân hàng chủ yếu là tín dụng ngoại tệ.
Nhiều chuyên gia kinh tế cũng lý giải, ngoài lý do vay USD có lãi suất rẻ hơn vay VND, doanh nghiệp xuất khẩu còn muốn vay USD là để “ăn trên lưng ngân hàng”. Cụ thể, doanh nghiệp vay bằng USD, sau đó bán USD cho ngân hàng, lấy tiền đồng để kinh doanh hoặc gửi tiết kiệm, khi nào đối tác xuất khẩu thanh toán thì doanh nghiệp lại lấy nguồn USD này trả nợ ngân hàng.
Trong khi đó, phía ngân hàng cũng muốn đẩy mạnh cho vay USD, bởi trần lãi suất huy động USD hiện nay chỉ 2%/năm, khiến lợi nhuận từ cho vay ngoại tệ không nhỏ. Vì vậy, việc “nới” cửa vay ngoại tệ được cả doanh nghiệp xuất khẩu và ngân hàng trông đợi.