Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

“Mặt phải” của nợ xấu ngân hàng

Nhiều tổ chức tín dụng thực chất đã bị cụt hết vốn (hệ số CAR âm), tức đã mất khả năng thanh toán nhưng vẫn tạo vỏ bọc bên ngoài là chỉ bị khó khăn về thanh khoản. 
 
Bài liên quan : <<  Ngân hàng Habubank Xóa Nợ Thành Công>>
                          <<  Ngân hàng Habubank Tự Tin Phát Triển>>
 
“Có thể nói giai đoạn 1 là “chẩn bệnh” hệ thống đã hoàn thành khá xuất sắc, tất nhiên với cái giá phải trả cũng khá đắt. Ngân hàng Nhà nước đã ở thế chủ động để đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc hệ thống tổ chức tín dụng dù phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thách thức”.

Đây là đánh giá của TS. Trịnh Quang Anh, Giám đốc nghiên cứu kinh tế - Ngân hàng Hàng hải (Maritime Bank), trong tham luận tại diễn đàn “Kinh tế Việt Nam năm 2012: Khởi động mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức tại Đà Nẵng trong hai ngày 8 và 9/4.

Theo phân tích tại tham luận này, có thể xem nợ xấu chính là một nhân tố “giúp” đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu hệ thống.

Nợ xấu các ngân hàng là bao nhiêu?

Theo Thông tư số 35, chậm nhất ngày 15/6/2012 tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế sẽ được Ngân hàng Nhà nước công bố. Trước thời điểm này, một số phân tích độc lập cũng đã ước tính những con số đáng tham khảo.

Tuần rồi, hãng định mức tín nhiệm quốc tế Fitch Ratings cho rằng tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam có thể cao gấp 4 lần con số 3,3% được công bố. Ở đây có sự khác biệt quá lớn, có thể xuất phát từ cơ sở phân loại theo các tiêu chuẩn quốc tế hoặc tiêu chuẩn của Việt Nam.

Còn nếu theo tỷ lệ 3,3%, con số nợ xấu của hệ thống ước tính là hơn 90 nghìn tỷ đồng.

Đó cũng là con số được TS. Trịnh Quang Anh đưa ra trong tham luận nói trên. Tuy nhiên, ông cũng dự phòng rằng: “Chúng tôi ước tính, nếu hạch toán đúng và áp dụng chuẩn quốc tế về phân loại nợ, nợ xấu ngân hàng thực chất sẽ đạt tới mức ít nhất là 10% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, tức khoảng trên 10 tỷ USD, chiếm gần 10% GDP hiện hành của Việt Nam”.

Và quan ngại được đưa ra, nếu so sánh mức nợ xấu này với mức vốn tự có đã điều chỉnh theo quy định hiện hành cộng với quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đã được trích lập, tỷ lệ này sẽ vượt quá 50% - mức báo động đỏ. Nhìn nhận này được diễn giải thêm, nhiều tổ chức tín dụng thực chất đã bị cụt hết vốn (hệ số CAR âm), tức đã mất khả năng thanh toán nhưng vẫn tạo vỏ bọc bên ngoài là chỉ bị khó khăn về thanh khoản.

Cũng theo chuyên gia của Maritime Bank, trong tổng số dư nợ cho vay bất động sản của các tổ chức tín dụng được báo cáo - hiện khoảng trên 200 nghìn tỷ đồng (chưa tính các khoản cho vay dưới hình thức đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, đảo nợ qua ủy thác đầu tư…), số đầu tư vào phân khúc phát triển dự án xây dựng và đầu cơ bất động sản ước chiếm tới 90%. Trong bối cảnh thị trường bất động sản tiếp tục đóng băng, sụt giá và chưa có dấu hiệu hồi phục tới cuối 2012, riêng nợ xấu từ khu vực này có thể chiếm tới 60% tổng nợ xấu ngân hàng.

Điểm đến chưa phải cuối cùng...

Nợ xấu gia tăng tạo thêm áp lực cho khó khăn thanh khoản; sức ngân hàng yếu đi và dễ bị “dồn” đến yêu cầu tái cơ cấu, nhất là khi các cửa tìm vốn bị siết lại. Mối liên hệ này được TS. Trịnh Quang Anh đưa ra trong tham luận của mình, một phần giải thích vì sao quá trình tái cơ cấu hệ thống đang diễn ra khá nhanh như vậy.

Chuyên gia này nhìn nhận rằng, thanh khoản hệ thống vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ bất ổn do vấn đề nợ xấu ngân hàng chưa thể được giải quyết sớm. Thêm vào đó, sự kiện trần lãi suất huy động được tái áp đặt đầu tháng 9/2011 đã đẩy hệ thống vào nguy cơ rủi ro cao hơn khi mà vấn đề thanh khoản hệ thống chưa được giải quyết, và chắc chắn chưa thể được giải quyết sớm khi gốc của vấn đề là chất lượng tài sản ngân hàng thấp và có nguy cơ ngày càng xấu đi (chủ yếu do các yếu tố ngoại sinh: điều kiện vĩ mô chưa được cải thiện vững chắc, các thị trường tài sản tiếp tục suy giảm hoặc đóng băng, sản xuất có dấu hiệu rơi vào đình trệ...).

Với các ngân hàng yếu kém, từ gánh nặng nợ xấu gia tăng, thanh khoản trở nên ngột ngạt hơn khi cộng thêm khó khăn huy động vốn với trần lãi suất. Tình thế buộc phải vượt trần có từ đây. Nhưng đó không phải là con đường chính yếu và lâu dài, họ buộc phải dựa vào huy động ở thị trường 2 - liên ngân hàng.

Thế nhưng, nợ xấu liên ngân hàng nổi lên. Các điều kiện cầm cố, thế chấp xuất hiện phổ biến và thị trường liên ngân hàng rơi vào tình trạng “đóng băng”. Theo TS. Trịnh Quanh Anh, lãi suất liên ngân hàng vừa qua có xu thế giảm khá rõ rệt, tuy nhiên không phán ánh đúng cung - cầu vốn khi mà phạm vi lẫn quy mô của thị trường bị thu hẹp do các ngân hàng hạn chế cho vay và tập trung thu hồi nợ liên ngân hàng đã khiến khối lượng giao dịch sụt giảm.

Và điểm đến cuối cùng là: “Một số ngân hàng thiếu hụt thanh khoản, khi không thể huy động được vốn trên cả thị trường 1 lẫn thị trường 2, đường cùng đã buộc phải tìm đến cửa sổ tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước và chấp nhận các điều kiện kiểm soát khắt khe hay yêu cầu tái cơ cấu của cơ quan quản lý”.
 

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

“Tử huyệt” của hệ thống ngân hàng

Ngân hàng được xem là một ngành huyết mạch trong nền kinh tế của một quốc gia. Do đó, hiển nhiên bất cứ sai lầm nào trong hệ thống ngân hàng đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự suy thoái kinh tế. 
 
 
Theo báo cáo của các ngân hàng tại Việt Nam mức doanh thu lợi nhuận đạt được hằng năm vẫn đạt con số kỷ lục, nhưng thực tế thì thời gian gần đây, việc giải thể và sáp nhập hàng loạt các ngân hàng cho thấy hệ thống tài chính ngân hàng của chúng ta đang thực sự "có vấn đề". Điều này không chỉ thể hiện qua thực tế còn quá nhiều ngân hàng yếu kém dẫn đến tình trạng nợ xấu tràn lan, mà quan trọng hơn nữa, đó là dấu hiệu của một sai lầm vô cùng nghiêm trọng xuất hiện khá lâu và có thể đưa đến hậu quả là sụp đổ toàn diện hệ thống ngân hàng của cả một đất nước. Bởi bắt nguồn từ chính sự nhập nhằng giữa hoạt động ngân hàng thương mại (NHTM) và ngân hàng đầu tư (NHĐT), nên hệ thống ngân hàng phải chấp nhận mức độ rủi ro quá cao, dễ bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế hoặc những biến động trong cũng như ngoài nước.
Chúng ta cần nhận thức được sự khác biệt giữa hai hệ thống ngân hàng này để làm rõ vấn đề. Thông thường, NHTM là một phần quan trọng của cột sống kinh tế. Bởi đây là nơi đa số người dân ký gửi thu nhập thường xuyên cũng như tiền gửi tiết kiệm của họ. Với tâm lý của người lao động thích "ăn chắc mặc bền" cho nên kỳ vọng ưu tiên chính là sự an toàn của đồng tiền ký gửi, cộng thêm một khoản lãi suất khiêm tốn để đồng tiền của họ không bị mất giá nhiều do lạm phát.
Từ những quỹ ký gửi này NHTM sử dụng để đầu tư sinh lãi, thường chỉ bằng lãi suất ký gửi cộng thêm 2 - 3% tùy theo quy mô của tổng tài sản. Lợi nhuận đạt được sẽ được ngân hàng phân ra trả lãi cho đồng tiền ký gửi mà mình đã sử dụng và trang trải chi phí điều hành lẫn dự trù rủi ro cho số vốn đầu tư. Cơ bản NHTM thường chỉ tập trung vào những khoản cho vay truyền thống với rủi ro thấp nhất như: cá thể mua nhà để ở (với tỷ lệ vốn vay và chi phí nợ / thu nhập cao), hoặc các doanh nghiệp đã có quá trình kinh doanh tốt và thu nhập ổn định. Như vậy ta có thể hiểu NHTM hoạt động như một tổ chức phi lợi nhuận, làm lợi chỉ đủ để trang trải chi phí.
Ngược lại, NHĐT lại là những tổ chức tín dụng mưu cầu mức lợi nhuận cao, và dĩ nhiên thường hay đi đôi với một mức độ rủi ro cao hơn. Nguồn vốn chủ yếu của NHĐT là từ các nhà đầu tư có số vốn lớn và vốn nhàn rỗi. Họ hiểu rõ và chấp nhận mức độ rủi ro tối đa của luật tham gia là có thể mất hết vốn, chấp nhận rủi ro cao để kỳ vọng mức lợi nhuận đỉnh.
Thiếu sự rạch ròi này giữa hai hệ thống sẽ dễ gây ra một sự ngộ nhận chết người đối với người dân chỉ biết tin vào hệ thống ngân hàng là đồng tiền ký gửi của mình sẽ không bao giờ có rủi ro. Để rồi khi có biến động, người dân mất lòng tin, rút tiền hàng loạt từ các ngân hàng thương mại. Hậu quả như thế nào thì ai cũng có thể đoán được.
Ngan hang Habubank

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

Bất động sản: Khi doanh nghiệp là “con tin” của ngân hàng

Doanh nghiệp (DN) đầu tư xây nhà ở, hàng không bán được, tiền chôn trong nhà, trong đất dẫn đến bị cụt vốn.
DN không có tiền trả cho ngân hàng, chắc chắn ngân hàng cũng bị “mất máu”. Một vòng luẩn quẩn tái diễn nhiều năm qua: DN mất thanh khoản dẫn đến ngân hàng mất thanh khoản, nợ xấu gia tăng.

“Cắt” bình thông nhau
Chính sách tài chính - tín dụng cho thị trường bất động sản (BĐS) là nguyên nhân tạo nên những “cơn sốt” hoặc “đóng băng” của thị trường trong thời gian qua, ví dụ cơn sốt năm 2007 và đóng băng từ năm 2008 đến nay.

Theo báo cáo mới nhất của UBND TPHCM về tình hình thị trường BĐS từ năm 2006 - 2011, từ trước đến nay việc huy động vốn cho thị trường vẫn chỉ dựa vào các nguồn truyền thống: vốn tự có của DN, vốn vay ngân hàng, vốn huy động từ khách hàng. Tuy nhiên, hiện nay các nguồn vốn này không đáp ứng đủ nhu cầu cho các dự án.

Cụ thể, nhu cầu về vốn cho lĩnh vực này từ năm 2008 - 2010 là 189.130 tỷ đồng (trên 9 tỷ USD) nhưng các DN chỉ có khả năng đáp ứng 12,7% (tức 24.000 tỷ đồng). Vốn ít nên ngân hàng trở thành chỗ dựa các DN. Trên 50% vốn đầu tư vào BĐS hiện nay là vốn vay ngân hàng: 52% đối với 20 công ty BĐS hàng đầu và 68% đối với các công ty vừa và nhỏ. Một thống kê đáng chú ý về nguồn vốn khác, huy động từ khách hàng.

Từ năm 2008 đến nay, thị trường đóng băng, giá nhà ở giảm, giao dịch diễn ra cầm chừng, vì vậy việc huy động vốn từ khách hàng ngày càng khó khăn. Tỷ lệ vốn ứng trước của khách hàng ngày càng giảm dần, từ 33% năm 2007 xuống còn 7,8% năm 2010 đối với 20 công ty BĐS hàng đầu. Mặt khác, qua cơ cấu tài chính của hầu hết các dự án phát triển nhà ở, DN chỉ có vốn chủ sở hữu 15% - 20% trên tổng mức đầu tư dự án, có đến 80% vốn đầu tư kinh doanh BĐS là vốn vay ngân hàng!
 Chính vì quá lệ thuộc vào ngân hàng nên nhất cử nhất động của chính sách tiền tệ đều dẫn đến hệ lụy nguy hiểm. Nếu tính đối với các dự án căn hộ chung cư hoàn thành và đưa vào sử dụng, đến nay TPHCM có 149 dự án với 36.860 căn hộ bao gồm hạng sang, cao cấp, trung cấp và bình dân. Với mức 189.000 tỷ đồng đã đầu tư vào nhà đất, nhưng DN chỉ đáp ứng được 12%, phần chính còn lại 165.000 tỷ đồng chủ yếu vay từ ngân hàng (nguồn vốn huy động từ khách hàng không còn đáng kể như trên đã phân tích).

Khi ngân hàng tăng lãi suất bất ngờ, rút tiền về coi như “chặt đứt” mạch máu nuôi BĐS, dẫn đến sự tê liệt, là điều không tránh khỏi. Lãi suất cao cũng là nguyên nhân tiếp theo “chặt đứt” sự liên thông của thị trường, khách hàng không thể vay lãi suất cao để mua nhà! Vậy là tiền chôn trong nhà đất, bị vón cục, làm đứt đoạn liên thông của “ba nhà”: nhà băng – nhà đầu tư và người có nhu cầu mua nhà!
ngân hàng habubank

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Thành Công Mới Của Ngân Hàng Habubank

Ngân Hàng Habubank


Hội nhập WTO- hướng đi đúng đắn cho sự phát triển kinh tế và xã hội ở Việt Nam. Với tư cách là một thành viên của WTO, Việt Nam đang đối mặt với những cơ hội và thách thức vô cùng to lớn. Các công ty, các tập đoàn lớn ở Việt Nam được hòa nhập vào thị trường thế giới, nơi chỉ dành cho những doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh lớn mạnh. Chính vì thế phát triển, các doanh nghiệp cũng như các tập đoàn cần cố gắng hết mình phát triển nâng cao năng lực kinh doanh của mình để có thể đứng vững trên trường quốc tế này. Ngành Tài chính - Ngân hàng là mũi nhọn cho mục tiêu chung đó.
ngân hàng habubank

  Hội nhập trong thời gian vừa qua đã giúp ngành Tài chính - Ngân hàng  có nhiều những phát triển đáng kể, đóng góp lớn vào sự phát triển chung của Việt Nam chúng ta. Hội nhập đã thúc đẩy xuất nhập khẩu tăng đáng kể, các hoạt động này lại kéo theo sự đi lên của dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ ngoại hối.. tại các Ngân hàng. Để có thể duy trì và vượt qua các khó khăn một cách dễ dàng, các ngân hàng công thương cần phải chuẩn bị cho mình một tiềm lực về kinh tế, về uy tín cung ứng dịch vụ nhằm cạnh tranh được với các đối thủ trên thế giới.
  Không nằm ngoài xu thế chung đó,  ngân hàng Habubank nói chung cũng như Habubank - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt nói riêng đang nổ lực để đạt được những mục tiêu đề ra, tiếp tục phát triển bền vững nâng cao vị thế của mình trên thị trường Tài chính Ngân hàng. Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển,  ngân hàng Habubank đã trở thành một ngân hàng với bề dày kinh nghiệm, tiềm lực nhân viên dồi dào và tiềm lực tài chính ngày một vững mạnh. Ngân hàng Habubank luôn sẵn sàng tự hoàn thiện mình và chuẩn bị đầy đủ hành trang nỗ lực đổi mới và  hướng tới không ngừng để vươn lên góp phần phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
  Trong thời gian qua, Habubank- Chi nhánh Hoàng Quốc Việt với những nỗ lực cung ứng dịch vụ chất lượng cao đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đóng góp cho sự phát triển của toàn Ngân hàng Habubank nói riêng và cho nền kinh tế Việt Nam nói chung. Các mảng hoạt động đều có sự phát triển hết sức khả quan và khởi sắc hơn cả là các hoạt động ở các mảng dịch vụ. Tuy nhiên để có thể duy trì được vị thế của mình, ngân hàng Habubank cần phải tăng cường phát triển các dịch vụ trong hoạt động Ngân hàng Doanh nghiệp như dịch vụ Bảo lãnh, tín dụng, Thanh toán quốc tế... 
Báo cáo kinh tế 2011 của Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) mới đây nhấn mạnh: "Tâm điểm của nguy cơ rủi ro vĩ mô Việt Nam hiện nay nằm trong khu vực ngân hàng thương mại". Vậy công tác quản trị rủi ro tại các ngân hàng như thế nào? ĐTCK đã có cuộc trao đổi với bà Bùi Thị Mai, Tổng giám đốc kiêm Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank).
ngan hang habubank

Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro. Vậy công tác quản trị rủi ro (QTRR) đóng vai trò như thế nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động cho ngân hàng, thưa bà?
Ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và ngân hàng Habubank nói riêng đang trong giai đoạn phát triển và cạnh tranh khốc liệt, cùng với sự hiện diện ngày càng nhiều của các định chế tài chính quốc tế lớn với công nghệ và năng lực quản trị tiên tiến, hiện đại. Để có thể tồn tại và cạnh tranh được ngay trên thị trường nội địa, các NHTM trong nước đã không ngừng gia tăng chất lượng sản phẩm, dịch vụ, cải tiến công nghệ kỹ thuật. Đồng thời, nâng cao năng lực quản trị điều hành, trong đó năng lực quản trị rủi ro được xem là một yếu tố quan trọng trong những năm gần đây.
QTRR ở đây là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro. Từ đó có sự chuẩn bị sẵn sàng các hành động thích hợp để hạn chế các rủi ro đó ở mức thấp nhất. Sự tăng trưởng mạnh về quy mô của các ngân hàng trong những năm qua dễ phát sinh rủi ro tiềm ẩn nếu việc phát triển về quy mô vốn và mạng lưới không đi liền với sự tăng trưởng về công nghệ và quản trị điều hành. Cùng với những diễn biến phức tạp của thị trường tiền tệ và quy định khắt khe của cơ quan quản lý về các tỷ lệ đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả đối với hệ thống các ngân hàng, công tác QTRR đóng vai trò then chốt nhằm đảm bảo sự an toàn, ổn định và hiệu quả cho mỗi ngân hàng.